Cùng với kế hoạch của Học viện KTQS tổ chức Hội nghị khoa học các nhà nghiên cứu trẻ lần thứ 11, ngày 09 tháng 12 năm 2015, Khoa Vô tuyến Điện tử cũng đã tổ chức thành công Hội nghị khoa học các nhà nghiên cứu trẻ.
Hội nghị năm nay, Khoa đã mời 02 tiến sĩ và 01 thạc sĩ trẻ (giáo viên của Khoa) mới tốt nghiệp Tiến sĩ và Thạc sĩ ở nước ngoài về đến trình bày các báo cáo mời trong phiên toàn thể với các chủ đề rất được quan tâm như: “Phương pháp so sánh phổ đo tốc độ mục tiêu rađa ứng dụng trong các rađa lớp SuperDARN” của TS. Nguyễn Trung Thành (Tốt nghiệp TS tại Úc), “Các giải pháp đánh giá chuyển động có độ phức tạp tính toán thấp sử dụng FPGAs” của TS. Nguyễn Hùng An (Tốt nghiệp TS tại Úc), “Bộ chuyển đổi tín hiệu của các hệ thống thụ động” của ThS. Dương Văn Minh (Tốt nghiệp ThS xuất sắc tại Cộng Hòa Séc).
Sau phần báo cáo mời, chiều ngày 09 tháng 12, phần báo cáo kỹ thuật của Khoa chia làm 03 tiểu ban (Tiểu ban Ra đa dẫn đường, Tiểu ban Điện tử Viễn thông 1, Tiểu ban Điện tử Viễn thông 2) với số báo cáo kỹ thuật là 29 bài báo cáo.
Thông qua Hội nghị, các tiểu ban đã chọn ra được 08 bài đề nghị hoàn thiện để gửi đăng trong chuyên san của Hội nghị Khoa học các nhà nghiên cứu trẻ và 04 bài đề nghị hoàn thiện đăng trong kỷ yếu của Hội nghị Khoa học các nhà nghiên cứu trẻ. Điều quan trọng hơn cả đó là thông qua Hội nghị, các báo cáo viên đã được nghe rất nhiều nhận xét, góp ý, định hướng của các thầy có nhiều kinh nghiệm trong Khoa giúp cho báo cáo viên có thể hoàn thiện hơn nội dung, hướng nghiên cứu của mình để phát triển tiếp trong thời gian tới.
Nguyễn Quốc Định, K31
7h45 – 8h00: Đăng ký đại biểu |
8h00 – 8h15: Khai mạc Hội nghị |
Địa điểm: Phòng hội thảo, tầng 2 nhà S4 |
8h15 – 10h45: Phiên báo cáo mời |
Dẫn chương trình: TS. Nguyễn Quốc Định |
Địa điểm: Phòng hội thảo, tầng 2 nhà S4 |
8h15 – 9h00: Phương pháp so sánh phổ đo tốc độ mục tiêu rađa ứng dụng trong các rađa lớp SuperDARN |
TS. Nguyễn Trung Thành |
Tóm tắt:Super Dual Auroral Radar Network (SuperDARN) là hệ thống rađa toàn cầu, nhằm mục đích giám sát các nhiễu động trên tầng điện ly. Các SuperDARN rađa có cấu hình tương đương và cùng định dạng dữ liệu để thuận tiện cho việc chia sẻ kết quả và hợp tác nghiên cứu. SuperDARN rađa phát xạ ra chuỗi xung sau đó thu và xử lý tín hiệu phản xạ dùng kĩ thuật hàm tự tương quan. Tuy nhiên việc đo tốc độ dùng kĩ thuật tự tương quan trong SuperDARN rađa hiện đang tồn tại một số vấn đề: 1. Trong nhiều trường hợp tính ra tốc độ quá lớn, tới mức không hợp lí và 2. Vì các rađa đều dùng một phương pháp đo nên việc kiểm tra chéo kết quả rất khó khăn. Tasman International Geospace Environment Radar (TIGER) là một nhánh của SuperDARN, do khoa điện tử trường đại học La Trobe, Australia chủ trì nghiên cứu và phát triển. Trong quá trình phát triển phiên bản rađa số hóa TIGER-3, nhóm đã tận dụng sức mạnh của DSP và FPGA để đề xuất một phương pháp đo tốc độ mới, cùng chạy song song với phương pháp tự tương quan nhằm mục đích kiểm tra chéo và hiệu chỉnh. Phương pháp mới này so sánh phổ của tín hiệu phát và thu để tìm ra hàm sai khác phổ và từ đó tìm ra tốc độ của mục tiêu. |
9h00 – 9h30: Nghỉ giải lao & Tiệc trà |
9h30 – 10h00: Bộ chuyển đổi tín hiệu của các hệ thống thụ động |
ThS. Dương Văn Minh |
Tóm tắt: Báo cáo giới thiệu các hệ thống thụ động đã và đang được sử dụng tại cộng hòa Séc. Bao gồm các hệ thống như VERA, hệ thống tầm xa SDD, KRTP – 96, MRTP nguyên tắc hoạt động, các tham số cơ bản của các hệ thống như: tần số mang, chu kỳ lặp, độ rộng xung, dải tần làm việc và các dạng file tín hiệu của từng hệ thống. Nội dung chính của báo cáo là thiết kế bộ chuyển đổi tín hiệu của các hệ thống thụ động trong quân đội CH Séc. Báo cáo đề cập đến xử lý tín hiệu của các hệ thống thụ động bằng việc sự dụng phần mềm MATLAB, và bộ xứ lý tín hiệu của các hệ thống thụ động. Nhiệm vụ đầu tiên của báo cáo là nghiên cứu cấu trúc tập tin dữ liệu của các hệ thống thụ động (từng hệ thống thụ động sử dụng tập tin dữ liệu khác nhau) (radar tầm xa SDD, radar Radanam, radar chiến đấu loại nhỏ MRTP, hệ thống thụ động Věra, ví dụ: hệ thống tầm xa SDD sử dụng tập tin liệu ở dạng 10 bajt, Radanam sử dụng tập tin dạng 6 bajt,…). Nhiệm vụ tiếp theo là: thiết lập bộ chuyển đổi (sử dụng phần mềm MATLAB) để tính tham số của tín hiệu radar từ tập tin dữ liệu, và lưu những tham số vào tập dữ liệu trong MATLAB. Và thiết lập bộ chuyển đổi thứ hai để chuyển tải dữ liệu từ tập tin trong MATLAB thành tập tin mới, và tập tin mới được đưa vào phân tích ở từng hệ thống thụ động. Được sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo, kết quả này đã được đăng trên trang của bộ môn, được sử dụng cho công tác giảng dạy, và dùng cho việc xử lý tín hiệu radar bằng MATLAB. |
10h00 – 10h45: Các giải pháp đánh giá chuyển động có độ phức tạp tính toán thấp sử dụng FPGAs |
TS. Nguyễn Hùng An |
Tóm tắt:Đánh giá chuyển động ảnh là một nhiệm vụ có ý nghĩa quan trọng trong điều khiển các thiết bị không người lái (UAVs) như tránh vật cản, phát hiện và bám mục tiêu, dẫn đường v.v... Độ phức tạp tính toán thấp luôn được đặt ra cho các thuật toán đánh giá chuyển động áp dụng cho phần cứng như FPGAs gắn trên các UAVs nhỏ, siêu nhẹ và tiêu thụ nguồn thấp. Báo cáo sẽ trình bày các thuật toán mới về đánh giá chuyển động ảnh có độ phức tạp tính toán thấp hơn, nhưng với chất lượng có thể so sánh với thuật toán kinh điển Lucas-Kanade. Hướng nghiên cứu cũng tập trung phát triển các thuật toán nhị phân đánh giá chuyển động, trong đó ảnh nhị phân sẽ được sử dụng thay vì ảnh có độ phân giải cao, và các phép toán lô gic đơn giản như AND, OR, XOR NOT sẽ thay thế cho các phép toán phức tạp hơn như phép cộng phép nhân. Giải pháp nhị phân sẽ tiết kiệm không gian nhớ trong vốn rất hạn chế và tài nguyên phần cứng sử dụng trên FPGAs trong khi vẫn đảm bảo chất lượng tiệm cận với thuật toán gốc sử dụng ảnh có độ phân giải cao. Ngoài ra, báo cáo cũng trình bày giải pháp thực thi các thuật toán này trên FPGAs để xử lý ảnh trong thời gian thực. |
13h30 – 16h00 |
Tiểu ban ra đa dẫn đường |
TS. Nguyễn Mạnh Cường, chủ tịch hội đồng |
TS. Nguyễn Trung Thành, Uỷ viên, Thư ký |
PGS. TS. Trịnh Đăng Khánh, Uỷ viên |
TS. Nguyễn Huy Hoàng, Uỷ viên |
TS. Ngô Văn Huấn, Uỷ viên |
Địa điểm: Nhà H3, phòng 101 |
13h30 – 13h45: Chỉ tiêu chất lượng phát hiện của ra đa biển với một số mô hình nhiễu phân bố không Gauss |
Phùng Ngọc Anh |
13h45 – 14h00: Nghiên cứu các mô hình lý thuyết bề mặt biển phục vụ cho bài toán phát hiện mục tiêu hải quân |
Vũ Văn Đáng |
14h00 – 14h15: Xử lý trọng số tín hiệu ra đa rời rạc mã theo tần số |
Phạm Văn Đông |
14h15 – 14h30: Nghiên cứu và kiểm chứng phương trình trạng thái cộng hưởng của anten xoắn siêu nhỏ |
Phan Trọng Đức |
14h30 – 14h45: Một phương pháp mới mô phỏng nhiễu biển tương quan |
Phạm Văn Hùng |
14h45 – 15h00: Nghiên cứu và phân tích các tín hiệu dùng trong định vị và dẫn đường bằng vệ tinh |
Nguyễn Ngọc Phương, Trần Minh Tuấn |
15h00 – 15h15: Nghiên cứu thiết kế bộ lọc thích nghi triệt nhiễu tạp tích cực trong radar và máy hỏi |
Phạm Văn Toàn |
15h15 – 15h30: Đề xuất giải pháp chất lượng phân hoạch mục tiêu sử dụng ảnh ra-đa mặt mở tổng hợp phân cực |
Nguyễn Ngọc Thái |
15h30 – 15h45: Thiết kế băng lọc đốp lơ cho bài toán phát hiện, nhận dạng mục tiêu theo vận tốc hướng tâm cho đài ra đa bộ binh pl133 |
Nguyễn Văn Trà, Nguyễn Ngọc Nhập |
Tiểu ban Điện tử Viễn thông 1 |
TS. Lê Hải Nam, chủ tịch hội đồng |
TS. Nguyễn Quốc Định, Uỷ viên, Thư ký |
TS. Mai Quốc Khánh, Uỷ viên |
TS. Nguyễn Hải Dương, Uỷ viên |
TS. Hoàng Văn Phúc, Uỷ viên |
Địa điểm: Nhà H3, phòng 308 |
13h30 – 13h45: Đề xuất cấu trúc anten hai băng dạng chữ F ngược cho thiết bị cầm tay |
Hà Quốc Anh |
13h45 – 14h00: Nghiên cứu các phương pháp bù sai lệch định thời trong ADC ghép xen thời gian |
Trần Tuấn Anh |
14h00 – 14h15: Bảo mật ảnh mầu sử dụng nhiều Chao và FRFT |
Nguyễn Anh Dũng |
14h15 – 14h30: Phương pháp ước lượng giá trị Hệ số hấp thụ riêng (SAR) của thiết bị di động có đa Ăng-ten phát sử dụng gần cơ thể con người |
Chu Văn Hải, Lê Đình Thành |
14h30 – 14h45: Nghiên cứu phương pháp giảm nhỏ tiêu hao chèn cho bộ lọc siêu cao tần có độ chọn lọc cao trên mạch dải |
Nguyễn Tuấn Khang |
14h45 – 15h00: Nghiên cứu thiết kế anten mảng pha cho trạm thu phát gốc trong thông tin di động |
Lê Hà Khánh |
15h00 – 15h15: Nghiên cứu triển khai mạng đa dịch vụ trong học viện Kỹ thuật quân sự |
Hồ Trường Lâm, Trần Quân Ngọc |
15h15 – 15h30: Thiết kế lõi phần cứng mã hóa AES tiết kiệm tài nguyên sử dụng S-box tối ưu trên ASIC |
Nguyễn Anh Thái |
15h30 – 15h45: Thiết kế bộ chuyển đổi lô-ga-rít trên cơ sở sử dụng phương pháp xấp xỉ phân đoạn tuyến tính và bảng tham chiếu LUT |
Sái Văn Thuận |
15h45 – 16h00: Đề xuất anten MIMO UWB kết hợp chấn tử điện với chấn tử từ cho độ tương hỗ nhỏ |
Lê Trọng Trung |
13h30 – 16h15 |
Tiểu ban Điện tử Viễn thông 2 |
PGS. TS. Đỗ Quốc Trinh, chủ tịch hội đồng |
TS. Nguyễn Thế Quang, Uỷ viên, Thư ký |
TS. Nguyễn Văn Giáo, Uỷ viên |
TS. Phạm Xuân Nghĩa, Uỷ viên |
TS. Kiều Khắc Phương, Uỷ viên |
Địa điểm: Nhà H3, phòng 302 |
13h30 – 13h45: Đánh giá phẩm chất mã Phân cực trên kênh BIAWGN |
Hoàng Tiến Công |
13h45 – 14h00: Nghiên cứu cải thiện phẩm chất giao thức MAC hợp tác xuyên lớp trong môi trường mạng Ad-hoc |
Đoàn Đại Đình |
14h00 – 14h15: Đánh giá tác động của riêng méo phi tuyến gây bởi các bộ khuếch đại công suất trong hệ thống OFDM |
Đoàn Thanh Hải |
14h15 – 14h30: Nghiên cứu kỹ thuật điều chế đa sóng mang trong LTE |
Nguyễn Công Hiến |
14h30 – 14h45: Ước lượng giới hạn trên của tỉ lệ lỗi bit dưới tác động đồng thời của méo tuyến tính và méo phi tuyến trên hệ thống MISO 2×1 STBC |
Nguyễn Tất Nam |
14h45 – 15h00: Kỹ thuật lựa chọn ăng ten phát tại nút chuyển tiếp và mã Không gian-Thời gian phân tán cho mạng vô tuyến chuyển tiếp đồng bộ không hoàn hảo |
Trần Thế Nghiệp |
15h00 – 15h15: Giải mã mềm mã Hamming dựa trên ma trận kiểm tra tương đương cải tiến |
Nguyễn Thị Hồng Nhung |
15h15 – 15h30: Nghiên cứu tác động của tạp âm pha trong hệ thống OFDM, và thuật toán nén tạp âm pha theo chuẩn MMSE |
Bùi Thị Thanh Tâm |
15h30 – 15h45: Nghiên cứu kỹ thuật khóa dịch không gian thời gian đa người dùng |
Nguyễn Thị Thu |
15h45 – 16h00: Đánh giá hiệu năng hệ thống truyền thông chuyển tiếp hai chiều ứng dụng công nghệ thu thập năng lượng trên kênh truyền Nakagami-m |
Hoàng Văn Toàn |
Download bản PDF của Chương trình Hội nghị khoa học
Thời gian vừa qua, thông qua hợp tác quốc tế với các doanh nghiệp của Nhật Bản, Công ty Systec Research, chuyên thiết kế các sản phẩm thu phát vô tuyến băng rộng của Nhật Bản, đã tuyển dụng 3 sinh viên ngành điện tử-viễn thông của Khoa Vô tuyến điện tử sang làm việc tại Tokyo.
Tham gia phỏng vấn trực tiếp các sinh viên của Khoa gồm Tổng giám đốc Seigo Oka vàGiám đốc kỹ thuật Kenichi Shiraishi. Các bài thi tuyển dụng gồm các bài tập thiết kế được giao trước cho sinh viên chuẩn bị và một bài phỏng vấn trực tiếp. Để được tuyển dụng ngoài các kiến thức chuyên môn sinh viên cần có thêm kỹ năng lập trình Matlab và khả năng giao tiếp tốt bằng tiếng Nhật hoặc tiếng Anh. Vượt qua hai vòng thi với đánh giá tốt, 2 sinh viên của Khóa 9 và 1 cựu sinh viên của Khóa 7 đã được Công ty lựa chọn tuyển dụng. Đầu tháng 10 vừa qua 3 sinh viên đã chính thức có mặt tại Công ty để làm việc với vai trò kỹ sư thiết kế điện tử.
Đây là lần thứ tư Giám đốc công ty trực tiếp sang Học viện để phỏng vấn và tuyển dụng sinh viên. Thông qua các lần phỏng vấn tuyển dụng, Giám đốc công ty đánh giá cao về nội dung chương trình đào tạo cập nhật của Khoa. Tuy nhiên, ông cũng cho biết sinh viên cần biết vận dụng lý thuyết vào các bài tập thực tế nhiều hơn nữa.
Để chuẩn bị cho việc tổ chức Hội nghị khoa học các nhà nghiên cứu trẻ lần thứ 11 năm 2015, Phòng Sau đại học thông báo kế hoạch tổ chức Hội nghị như sau:
1. Thời gian tổ chức:
Hội nghị sẽ diễn ra trong 2 ngày: 02 và 03/12/2015 tại các Tiểu ban liên ngành tương ứng.
2. Đăng ký báo cáo
Các tác giả đăng ký báo cáo tại Hội nghị cần gửi cho Ban tổ chức Hội nghị Phiếu đăng ký (theo mẫu gửi kèm E-mail này) và tóm tắt báo cáo (tối đa 150 từ, theo mẫu gửi kèm E-mail này). Nội dung tóm tắt, tác giả cần cung cấp những thông tin cần thiết về nội dung nghiên cứu và kết quả khoa học chính của báo cáo (không cần hình vẽ).
3. Các mốc thời gian chính
- Các tác giả đăng ký và gửi tóm tắt tới Ban tổ chức trước ngày: 30/10/2015;
- Ban tổ chức ra thông báo chấp nhận báo cáo: 15/11/2015.
Theo sự chỉ đạo của Ban chủ nhiệm Khoa Vô tuyến Điện tử, tất cả các đồng chí NCS Khóa 33, 32 và các Khóa trở về trước phải đăng ký tham dự Hôi nghị Khoa học lần này.
Đề nghị tất cả các đồng chí gửi phiếu đăng ký và tóm tắt báo cáo tới TS. Nguyễn Quốc Định, Khoa Vô tuyến Điện tử để tổng hợp gửi Phòng sau Đại học (Email: dinhnq(a)mta.edu.vn).
Mọi thắc mắc xin liên hệ với TS. Nguyễn Quốc Định qua địa chỉ E-mail hoặc số điện thoại: 0985-999-002
Theo kế hoạch hoạt động của Liên hiệp thư viện các trường Đại học khối Kỹ thuật về việc “chia sẻ nguồn tin KHCN và Kỹ thuật” (STE Consortium) mà trong đó, Học viện là một thành viên, được phép dùng thử 03 CSDL điện tử: Sách điện tử eBrary; Sách điện tử Elsevier; CSDL IEEE/IEL, Phòng Thông tin KHQS xin thông báo và đề nghị các Khoa, Viện, Trung tâm thông báo rộng rãi để cán bộ, giáo viên trong Học viện biết và khai thác sử dụng có hiệu quả các cơ sở dữ liệu trên nhằm phục vụ nhiệm vụ đào tạo và NCKH của Học viện.
- Địa chỉ truy cậpCSDL Sách điện tử eBrary:
- Địa chỉ truy cập CSDL Sách điện tử Elsevier: chỉ xem được mục lục và abstract (có file đính kèm)
- Địa chỉ truy cập CSDL IEEE/IEL: Kế hoạch cấp quyền truy cập vào 8/10/2015 (sẽ thông báo sau)
Thời gian kích hoạt và dùng thử: Từ ngày 5/10/2015 đến 31/10/2015
Truy cập tại các máy tính nối mạng Internet tại Học viện.
Rất mong các Khoa, Viện, Trung tâm và các đơn vị quan tâm để khai thác sử dụng có hiệu quả các CSDL. Mọi ý kiến phản hồi xin gửi Phòng Thông tin KHQS trước 30/11/2015
Thông báo tuyển dụng tại Công ty TNHH MTV Thông tin M1
Công ty TNHH MTV Thông tin M1 là đơn vị trực thuộc Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel Group) hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu, sản xuất các thiết bị Điện tử - Viễn thông và Công nghệ thông tin. Với mục tiêu “trở thành Công ty Linh hoạt - Thông minh - Chuyên nghiệp trong lĩnh vực nghiên cứu sản xuất Điện tử Viễn thông Công nghệ cao”, chúng tôi: luôn chủ động nắm bắt và đón đầu các xu hướng phát triển khoa học, công nghệ trên thế giới làm tiền đề để nghiên cứu thiết kế, phát triển, chế tạo sản phẩm, thiết bị điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin, truyền thông; góp phần vào chiến lược xây dựng Viettel là một trong những Tập đoàn lớn với một ngành sản xuất thiết bị công nghệ cao hàng đầu trong khu vực.
Để đáp ứng yêu cầu phát triển, chúng tôi cần bổ sung nhân sự làm việc cho Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển tại các vị trí sau:
1. Kỹ sư Thiết kế Phần mềm điện thoại - 05 người (HCM/HN)
2. Kỹ sư Thiết kế Phần mềm thiết bị mạng – 05 người (HCM/HN)
3. Kỹ sư Thiết kế phần mềm dịch vụ (Server Backend) – 10 người (HCM/HN)
4. Kỹ sư Kiểm thử phần mềm thiết bị - 03 người (HN/HCM)
(Chi tiết mô tả công việc trong phụ lục đính kèm)
Các ứng viên có nhu cầu vui lòng nộp hồ sơ tại:
Hồ Chí Minh: Công ty TNHH MTV THÔNG TIN M1 Đ/c: Tầng 7, Nhà N6, H158/2 Hoàng Hoa Thám, P.12, Q. Tân Bình, HCM. ĐT: 08-6297 7877 / Anh Tiến: 097.345.1166 Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. |
Hà Nội: Công ty TNHH MTV THÔNG TIN M1 Đ/c: An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội. ĐT: Anh Hà: 0962909629 Hoặc Chị Hoa: 0989471222 Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. |
Quyền lợi:
Chú ý: Hồ sơ ghi rõ vị trí ứng tuyển, địa chỉ, số điện thoại liên hệ. Công ty tuyệt đối không thu bất kỳ lệ phí nào.