Ngày 5/10/2013 Khoa Vô tuyến Điện tử đã tổ chức tốt hoạt động chào mừng tân sinh viên Khóa 12 ngành điện tử-viễn thông. Tham dự buổi chào mừng có đại diện Ban Chủ nhiệm Khoa, Ban chủ nhiệm các bộ môn cùng hơn 100 tân sinh viên Khóa 12 của Khoa.

 

K12 chup anh luu niem

 Sinh viên Khóa 12 chụp ảnh lưu niệm

Mở màn cho chương trình chào mừng là các tiết mục văn nghệ sôi nổi từ CLB ghi-ta được các bạn tân sinh viên hào hứng cổ vũ. Tiếp theo sinh viên được xem phim tư liệu giới thiệu về truyền thống 45 năm của Khoa và nghe phần giới thiệu các hoạt động của Khoa, các bộ môn và đơn vị trong Khoa. Trong phần trọng tâm của chương trình các tân sinh viên đã được nghe giới thiệu về chương trình đào tạo, các định hướng và kinh nghiệm học tập bậc đại học.

 

 

                     K12 van nghe       K12 nghe gioi thieu

 

                                                   CLB ghi-ta biểu diễn chào mừng tân sinh viên Khóa 12                           

 

Kết thúc chương trình, sinh viên có dịp được tham quan các phòng thí nghiệm trong Khoa và nghe giới thiệu về các nội dung thực hành thí nghiệm sẽ được học. Chương trình giới thiệu đã để lại ấn tượng tốt cho các tân sinh viên chuyên ngành điện tử-viễn thông.

K12 tham PTN LTM

 

Sinh viên tham quan và nghe giới thiệu về các phòng thí nghiệm trong Khoa

Nhằm thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học và tham gia hội nghị quốc tế và trong nước cho giáo viên, nghiên cứu sinh, đồng thời nâng cao vị thế của Khoa trong các hoạt động khoa học quốc tế và trong nước, trong năm học 2013-2014, Khoa Vô tuyến Điện tử dự kiến tổ chức hai Hội nghị khoa học lớn như sau:

1. Hội nghị Ăng-ten Truyền sóng giữa Việt Nam và Nhật Bản (Vietnam-Japan International Symposium on Antennas and Propagation)

Ngoài các báo cáo khoa học tại Hội nghị, Hội nghị cũng dự kiến mời 4 chuyên gia hàng đầu tại Nhật Bản nói chuyện về 4 chuyên đề: Phương pháp tiểu hình hóa Ăng-ten, Phương pháp đo Ăng-ten, Phương pháp thiết kế Ăng-ten cho vệ tinh, Các công nghệ truyền thông tiên tiến.

Việc được lựa chọn là nơi lần đâu tiên đăng cai tổ chức Hội nghị quốc tế với Hiệp hội Điện tử Viễn thông Nhật Bản khẳng định vai trò của của Học viện nói chung và Khoa Vô tuyến Điện tửnói riêng trong cộng đồng nghiên cứu trong nước và quốc tế.

Thông tin thêm về Hội nghị có thể xem tại địa chỉ: http://fre.mta.edu.vn/VJISAP/

2. Hội nghị NAFOSTED lần thứ nhất về khoa học Thông tin và Máy tính (The first NAFOSTED Conference on Information and Computer Science)

Hội nghị do Quỹ phát triển Khoa học và Công nghệ (NAFOSTED) và Học viện phối hợp tổ chức nhằm mục đích thúc đẩy hoạt động công bố khoa học và tạo diễn đàn trao đổi học thuật có chất lượng cao giữa các nhà khoa học trong nước. Hội nghị sẽ diễn ra tại Học viện Kỹ thuật Quân sự từ ngày 13/3/2014 đến 14/3/2014. Nội dung của Hội nghị bao gồm: Khoa học máy tính, Trí tuệ nhân tạo, Công nghệ phần mềm và Hệ thống thông tin, Hệ thống mạng và Truyền thông. Hạn nộp bài là ngày 15/11/2013. Các bài báo khoa học được chấp nhận sẽ được đăng trong kỷ yếu của hội nghị có chỉ số ISSN do Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật ấn hành. Các bài báo có chất lượng tốt sẽ được Ban Chương trình lựa chọn biên soạn để xuất bản trong ấn phẩm của Springer.

Thông tin thêm về Hội nghị có thể xem tại địa chỉ: http://www.nafosted.gov.vn/nics2014/

Việc Khoa Vô tuyến Điện tử, Học viện Kỹ thuật Quân sự được lựa chọn là nơi lần đầu tiên tổ chức Hội nghị do Quỹ NAFOSTED tài trợ một lần nữa khẳng định vai trò và vị thế của một đơn vị có bề dày kinh nghiệm trong công tác tổ chức các Hội nghị khoa học lớn, nghiên cứu khoa học và thực hiện đề tài do Quỹ tài trợ.  

 

Nguyễn Quốc Định

Chiều ngày 5/7/2013, Khoa Vô tuyến Điện tử đã tiếp đoàn Giáo sư người Nhật Bản đại diện cho Ngành Ăng ten – Truyền sóng của Hiệp hội Điện tử Viễn thông Nhật Bản. Đoàn Giáo sư Nhật Bản gồm có: GS Yoshihide Yamada (Trường Đại học Phòng vệ Nhật Bản), GS Hisashi Morishita (Trường Đại học Phòng vệ Nhật Bản), GS Kunio Sakakibara (Trường Đại học Nagoya), TS Toru Takahashi (Viện nghiên cứu, Công ty Mitsubishi). Đặc biệt, trong đó có GS Yoshihide Yamada đã từng đến giảng bài tại Khoa Vô tuyến Điện tử vào tháng 11 năm 2012. 

 

 

IEICE-AP

Đoàn các giáo sư làm việc tại phòng họp Khoa

 

 

Tiếp đoàn Giáo sư Nhật, về phía Khoa Vô tuyến Điện tử có PGS TS Trần Xuân Nam, Phó Chủ nhiệm Khoa; TS Nguyễn Quốc Định, giáo viên Bộ môn Cơ sở KTVT.

Nội dung của buổi làm việc tập trung vào các vấn đề đó là:

- Xúc tiến kế hoạch tổ chức Hội nghị Quốc tế về Ăng ten – Truyền sóng, Siêu cao tần và Truyền thông giữa Việt Nam và Nhật Bản. Hội nghị dự kiến tổ chức vào tháng 1 năm 2014 tại Học viện KTQS. Đây là hội nghị lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam.

- Xúc tiến kế hoạch hợp tác giữa Khoa Vô tuyến Điện tử với Hiệp hội Điện tử Viễn thông Nhật Bản về các vấn đề đào tạo và nghiên cứu khoa học.

Kết quả của buổi làm việc, các Giáo sư Nhật Bản đánh giá cao kinh nghiệm và khả năng tổ chức các Hội nghị quốc tế của Khoa Vô tuyến Điện tử. Đây là tiền đề để xúc tiến tổ chức các cuộc hội nghị, giao lưu khoa học quốc tế giữa Việt Nam và Nhật Bản.

Ngày 27/6/2013 vừa qua, Khoa Vô tuyến Điện tử kết hợp Hội IEEE-VN tổ chức Hội thảo về Truyền thông Vô tuyến tiên tiến với sự tham gia của các giáo sư, tiến sỹ hàng đầu là GS. Robert W Heaths của Viện đại học Texas tại Austin (Mỹ), GS. Angel Lozano của Đại học Pompeu Fabra (Tây Ban Nha), GS Đinh Dũng - ViệnCông nghệThông tin, Đại họcQuốc gia Hà Nội và TS Võ Nguyễn Quốc Bảo –Học viện công nghệ bưu chính viễn thông TP Hồ Chí Minh. Chủ đề chính của Hội thảo là về truyền thông hợp tác MIMO. Hội thảo đã có sự góp mặt của hơn 40 đại biểu là cán bộ, giáo viên, nghiên cứu sinh, học viên của Học viện, Đại học Quốc gia Hà Nội, Học viện Công nghệ Bưu chính-Viễn thông, và đại diện ITU Việt Nam.

Xuyên xuốt các nội dung được trình bày trong Hội thảo là các hướng nghiên cứu mới trong lĩnh vực truyền thông hợp tác MIMO, vai trò của MIMO trong các hệ thống di động khi sử dụng nhiều anten tại các trạm gốc với các phương thức sử dụng khác nhau tương ứng các hệ thống MIMO khác nhau (GS. Robert W Heaths). Về các hệ thống di động tế bào hiện nay: thách thức, các giải pháp thực hiện khi sử dụng hệ thống MIMO và các hệ thống di động tế bào trong tương lai: vai trò tiềm năng trong các hệ thống viễn thông phức tạp (GS. Angel Lozano).

 

ProfHeats WAWC2013

GS. Robert W Heaths trình bày chủ đề “ What is the Role of MIMO Beyond LTE: Massive? Coordinated? mmWave?”

 

Bên cạnh đó còn có bài diễn thuyết của GS Đinh Dũng về lĩnh vực xử lý tín hiệu và TS Võ Nguyễn Quốc Bảo về mạng truyền thông thu hút được nhiều sự quan tâm, học hỏi của các nghiên cứu sinh và giáo viên trẻ trong Khoa.

Với hướng nghiên cứu mới của các GS về truyền thông hợp tác MIMO trong mạng di động tế bào được trình bày trong Hội thảo là cơ hội cho các giáo viên trẻ trong Khoa có điều kiện được học hỏi, trao đổi và làm việc với các GS đầu ngành. Hội thảo cũng chính là cầu nối giao lưu hợp tác của Khoa với các trường Đại học danh giá trên thế giới, mở ra các hướng phát triển học thuật, nghiên cứu khoa học cho các giáo viên trẻ trong Khoa.

Chiều cùng ngày, Thiếu tướng Vũ Thanh Hải, Phó giám đốc Học viện đã có buổi tiếp GS Angel Lozano là Phó hiệu trưởng phụ trách Khoa học – Công nghệ của Đại học Pompeu Fabra (Tây Ban Nha) và GS Robert Heath. PGĐ Hải đánh giá cao các kết quả nghiên cứu về MIMO của các giáo sư và cho biết đây cũng là hướng nghiên cứu được một số nhóm nghiên cứu của Khoa Vô tuyến Điện tử đang thực hiện, nên hi vọng hai bên sẽ có các hợp tác chiều sâu. Kết thúc buổi tiếp, các giáo sư tiếp tục có buổi trao đổi hợp tác với Khoa Vô tuyến Điện tử. Các giáo sư đã lời mời các nhóm nghiên cứu của Khoa tham dự các hội nghị về lý thuyết thông tin ở Mỹ trong năm tới.

 

Prof Hai AWC2013

Hội thảo là cầu nối giao lưu hợp tác của Khoa Vô tuyến Điện tử với các Viện, Đại học danh giá trên thế giới

 

Ngày 27/6/2013 Khoa Vô tuyến Điện tử kết hợp Hội IEEE-VN tổ chức Hội thảo về Truyền thông Vô tuyến tiên tiến với sự tham gia của hai giáo sư hàng đầu là GS. Robert W Heaths của University of Texas in Austin (Mỹ) và GS. Angel Lozano của Universitat Pompeu Fabra (Tây Ban Nha). Chủ đề chính của Hội thảo là về truyền thông hợp tác MIMO.

Thời gian: 8h00 ngày 27/6/2013.
Địa điểm: Phòng Hội thảo, nhà S4, Học viện KTQS, 236 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội.
Đăng ký tham dự: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.  
Chương trình chi tiết (PDF file): IEEE-Vn Workshop Program
INVITED SPEAKERS
____________________________________________________
Title: What is the Role of MIMO Beyond LTE: Massive? Coordinated? mmWave?
Professor Robert W. Heath Jr, PhD.
The University of Texas at Austin
Robert
 

Abstract: MIMO communication exploding again – this time in the number of antennas. Massive MIMO brings hundreds of antennas at the base station serving tens of uses ala multiuser MIMO. Coordinated MIMO coordinates dozens of antennas at different base stations to reduce the effects of interference. mmWave MIMO uses large arrays at base station and user equipment to serve multiple users with narrow beams and lots of spectrum. This talk will explain key features of each technology and then will provide comparisons of coverage and capacity using a mathematical framework built around stochastic geometry.

Biography: Robert W. Heath Jr. received the Ph.D. in EE from Stanford University. He is currently a Professor in the Department of Electrical and Computer Engineering at “The University of Texas at Austin” and Director of the Wireless Networking and Communications Group. He is also the President and CEO of MIMO Wireless Inc and Chief Innovation Officer at Kuma Signals LLC.

Prof. Heath has been an Editor for the IEEE Transactions on Communication, an Associate Editor for the IEEE Transactions on Vehicular Technology,  lead guest editor for an IEEE JSAC special issue on limited feedback communication, and lead guest editor for an IEEE JSTSP special issue on Heterogenous Networks. He currently serves on the steering committee for the IEEE Transactions on Wireless Communications.  He was a technical co-chair for the 2007 Fall Vehicular Technology Conference, general chair of the 2008 Communication Theory Workshop, general co-chair, technical co-chair and co-organizer of the 2009 IEEE Signal Processing for Wireless Communications Workshop, local co-organizer for the 2009 IEEE CAMSAP Conference, technical co-chair for the 2010 IEEE International Symposium on Information Theory,  the technical chair for the 2011 Asilomar Conference on Signals, Systems, and Computers, general chair for the 2013 Asilomar Conference on Signals, Systems, and Computers, general co-chair for the 2013 IEEE GlobalSIP conference, and is technical co-chair for the 2014 IEEE GLOBECOM conference.

Prof. Heath was a co-author of best student paper awards at IEEE  VTC 2006 Spring, WPMC 2006, IEEE GLOBECOM 2006, IEEE VTC 2007 Spring, and IEEE RWS 2009, as well as co-recipient of the Grand Prize in the 2008 WinTech WinCool Demo Contest.  He was co-recipient of the 2011 EURASIP Journal on Wireless Communications and Networking best paper award and the 2012 Signal Processing Magazine Best Paper award.He is the recipient of the David and Doris Lybarger Endowed Faculty Fellowship in Engineering, a licensed Amateur Radio Operator, is a registered Professional Engineer in Texas, and is a Fellow of the IEEE.

 

______________________________________________________________________________

Title: Will future wireless systems be cooperative, massive, or messy?

Professor Angel Lozano, PhD.

Vice-Rector for Research, Universitat Pompeu Fabra.

ANGEL2009_2A

 

Abstract: Motivated by fundamental information-theoretical results, MIMO (multiple input multiple output) communication emerged with force in the late 1990s and, in record time, made its way into a central feature of commercial wireless systems. We will –briefly– review how MIMO has grown and developed, and assess its current standing. Then, we will examine the challenges faced by wireless systems today and, in particular, by macro-cellular systems: the foundation of the wireless revolution. We will see how MIMO principles are being applied to tackle those challenges, and discuss various competing approaches. Finally, we will speculate on what the future might hold for macro-cellular systems, and on their potential roles in the complex wireless communications landscape that is shaping up.

 

Biography:  Angel Lozano is a Professor of Information and Communication Technologies at UPF (Universitat Pompeu Fabra) in Barcelona, Spain, where he teaches and conducts research on wireless communications as head of the WiCom (Wireless Communications) Group. He is also UPF’s Vice-Rector for Research.

Prof. Lozano received the Master of Science and Ph.D. degrees in Electrical Engineering from Stanford University, USA, in 1994 and 1998, respectively. In 1999, he joined Bell Labs (Lucent Technologies, now Alcatel-Lucent) in Holmdel, USA, where he was a member of the Wireless Communications Research Department until 2008. Between 2005 and 2008 he was also an Adjunct Associate Professor of Electrical Engineering at Columbia University, NY, USA.

Prof. Lozano is an associate editor for the IEEE Transactions on Information Theory (since 2011), a former editor for the IEEE Transactions on Communications (1999-2009) and the Journal of Communications & Networks (2010-2012), has guest-edited various journal special issues, and is actively involved in committees and conference organization tasks for the IEEE. In particular, he is the Chair of the IEEE Communication Theory Technical Committee (2013-2014) and was elected to the Board of Governors of the IEEE Communications Society (2012-2014). He has further participated in standardization activities for 3GPP, 3GPP2, IEEE 802.20 and the IETF.

Prof. Lozano has published extensively, holds 15 patents, and has contributed to several books. His papers have received two awards: the best paper at the 2006 IEEE Int’l Symposium on Spread Spectrum Techniques & Applications, and the Stephen O. Rice prize to the best paper published in the IEEE Transactions on Communications in 2008. He also received the Bell Labs President’s Gold Award in 2002 and the ICREA Academia Award from the Catalan Government in 2011.

______________________________________________________________________________

Title: Dualization of Signal Recovery Problems
Prof. Dinh Dũng
Information Technology Institute, Vietnam National University, Hanoi, Vietnam
ProfDung
 

Abstract: Over the years, several structured frameworks have been proposed to unify the analysis and the numerical solution methods of signal (including image) recovery problems. In convex optimization, duality theory can sometimes lead to simpler solution methods than those resulting from direct primal analysis. We propose an approach of the principle of convex duality which is applied to a class of composite variational problems arising particularly in signal recovery. These problems are not easily amenable to solution by current methods but they feature Fenchel–Moreau–Rockafellar dual problems that can be solved by a forward-backward splitting algorithm. The proposed algorithm produces simultaneously a sequence converging weakly to a dual solution, and a sequence converging strongly to the primal solution. Our framework is shown to capture and extend several existing duality-based signal recovery methods and to be applicable to a variety of new problems beyond their scope.

Biography: Đinh Dũng received the BS, MS, PhD and DrSc in Mathematics from the Moscow Lomonosov  State University. He has been appointed as a full professor at the Vietnam Academy of  Science  and Technology (VAST) and at  the Vietnam National University (VNU) from 1991. During 1993-1998 he
was the director of the Division of Mathematical Aspects of Information Technology, Institute of Information Technology, VAST. During 1998-2001 he was the president of the Scientific Council of the Institute of Information Technology, VAST. During 2001-2008 he was the director of the Information Technology Institute, VNU. Professor Đinh Dũng  is the vice president of the Scientific Council of the Communication and Computer Sciences Division of the National Foundation for Science and Technology Development (Vietnam).  He is a member of the Computer Science Division of the National Council for Professor Appointment (Vietnam). He was a plenary speaker at the Third Asian Mathematical Conference, October 23-27, 2000, Manila, and an keynote and invited speaker in many conferences and workshops. He has published over 70 articles in journals. He is a member of the Editorial Board of Vietnam Journal of Mathematics,  East Journal on Approximations and Southeast Asian Bulletin of Mathematics.

______________________________________________________________________________

Title: On the Performance of Cognitive Underlay Multihop Networks with Imperfect Channel State Information
Vo Nguyen Quoc Bao, Ph.D
Posts and Telecommunications Institute of Technology (PTIT)
Photo_Bao
 

Abstract: In this talk, I propose and analyze cognitive multihop decode-and-forward (DF) networks in the presence of interference due to channel estimation errors. To reduce interference on the primary network, a simple yet effective backoff control power method is applied for secondary multihop networks. For a given threshold of interference probability at the primary network, we derive the maximum backoff control power coefficient, which provides the best performance for secondary multihop networks. Moreover, it is shown that the number of hops for secondary network is upper-bounded under the fixed settings of the primary network. For secondary multihop networks, new exact and asymptotic expressions for outage probability (OP), bit error probability (BEP) and ergodic capacity over Rayleigh fading channels are derived. Based on the asymptotic OP and BEP, a pivotal conclusion is reached that the secondary multihop network offers the same diversity order as compared with the network without back off. Finally, I verify the performance analysis through various numerical examples confirming the correctness of our analysis for many channel and system settings and providing new insight into the design and optimization of cognitive multihop networks.

Biography: Vo Nguyen Quoc Bao (in Vietnamese: Võ Nguyễn Quốc Bảowas born in Nha Trang, Khanh  Hoa Province, Vietnam. He received the B.E. and M.Eng. degree in electrical engineering from Ho Chi Minh City University of Technology (HCMUT), Vietnam, in 2002 and 2005, respectively, and Ph.D. degree in electrical engineering from University of Ulsan, South Korea, in 2009. In 2002, he joined the Department of Electrical Engineering, Posts and Telecommunications Institute of Technology (PTIT), as a lecturer. Since February 2010, he has been with the Department of Telecommunications,  PTIT, where he is currently an Assistant Professor. His major research interests are modulation and coding techniques, MIMO systems, combining techniques, cooperative communications, and cognitive radio. Dr. Bao is a member of Korea Information and Communications Society (KICS), The Institute of Electronics, Information and Communication Engineers (IEICE) and The Institute of Electrical and Electronics Engineers (IEEE). He is currently serving as the Editor of Transactions on Emerging Telecommunications Technologies (Wiley ETT). He is also a Guest Editor of EURASIP Journal on Wireless Communications and Networking, special issue on "Cooperative Cognitive Networks" and IET Communications, special issue on "Secure Physical Layer Communications".

Subcategories

Thông báo tuyển dụng tại Công ty TNHH MTV Thông tin M1

Công ty TNHH MTV Thông tin M1 là đơn vị trực thuộc Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel Group) hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu, sản xuất các thiết bị Điện tử - Viễn thông và Công nghệ thông tin. Với mục tiêu “trở thành Công ty Linh hoạt - Thông minh - Chuyên nghiệp trong lĩnh vực nghiên cứu sản xuất Điện tử Viễn thông Công nghệ cao”, chúng tôi: luôn chủ động nắm bắt và đón đầu các xu hướng phát triển khoa học, công nghệ trên thế giới làm tiền đề để nghiên cứu thiết kế, phát triển, chế tạo sản phẩm, thiết bị điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin, truyền thông; góp phần vào chiến lược xây dựng Viettel là một trong những Tập đoàn lớn với một ngành sản xuất thiết bị công nghệ cao hàng đầu trong khu vực.

 Để đáp ứng yêu cầu phát triển, chúng tôi cần bổ sung nhân sự làm việc cho Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển tại các vị trí sau:

1.     Kỹ sư Thiết kế Phần mềm điện thoại - 05 người (HCM/HN)

2.     Kỹ sư Thiết kế Phần mềm thiết bị mạng – 05 người (HCM/HN)

3.     Kỹ sư Thiết kế phần mềm dịch vụ (Server Backend) – 10 người (HCM/HN)

4.     Kỹ sư Kiểm thử phần mềm thiết bị - 03 người (HN/HCM)

(Chi tiết mô tả công việc trong phụ lục đính kèm)

Các ứng viên có nhu cầu vui lòng nộp hồ sơ tại:

Hồ Chí Minh:

Công ty TNHH MTV THÔNG TIN M1

Đ/c: Tầng 7, Nhà N6, H158/2 Hoàng Hoa Thám, P.12, Q. Tân Bình, HCM.

ĐT: 08-6297 7877 / Anh Tiến: 097.345.1166

Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Hà Nội:

Công ty TNHH MTV THÔNG TIN M1

Đ/c: An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội.

ĐT: Anh Hà: 0962909629

Hoặc Chị Hoa: 0989471222

Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Quyền lợi:

  • Mức thu nhập: thỏa thuận phù hợp theo vị trí tuyển dụng và năng lực, kinh nghiệm cá nhân
  • Các chế độ thưởng theo dự án, theo kết quả sản xuất kinh doanh
  • Được học hỏi, tham gia quy trình đầy đủ thiết kế, sản xuất thiết bị: Nhu cầu thị trường à Thiết kế ý tưởng à Thiết kế ID, UI, ME, HW, SW à Test, tối ưu à Sản xuất hàng loạt à Thị trường.
  • Được làm việc trong môi trường sáng tạo, năng động, nhiều cơ hội thăng tiến.
  • Được làm việc và học hỏi từ những chuyên gia, đối tác về công nghệ hàng đầu trong nước và nước ngoài.
  • Được học hỏi, làm việc với dây chuyền công nghiệp sản xuất số lượng lớn hiện đại, thiết bị test chỉ tiêu điện, cơ khí, độ bền môi trường theo quy trình chuyên nghiệp sản xuất thiết bị điện tử viễn thông.
  • Được khuyến khích đề xuất sáng kiến ý tưởng và nhận chế độ thưởng.

Chú ý: Hồ sơ ghi rõ vị trí ứng tuyển, địa chỉ, số điện thoại liên hệ. Công ty tuyệt đối không thu bất kỳ lệ phí nào.